SAO LƯU DỰ PHÒNG - BACKUP SOLUTIONS
1)Hệ thống thông tin và việc áp dụng các giải pháp sao lưu dự phòng dữ liệu
Khi dữ liệu bị mất, cái giá phải trả có thể rất cao: không có thông tin để dùng khi đang rất cần, mất khách hàng bởi vì các đơn đặt hàng không thể được hoàn tất… Có khá nhiều nguyên nhân có thể làm hỏng hoặc làm mất dữ liệu quan trọng trong hệ thống máy tính. Mất điện có thể làm hỏng đĩa cứng, gõ lệnh sai có thể xóa mất nhiều file dữ liệu quan trọng, sét lan truyền trên đường dây điện thọai nối với modem đang gắn vào hệ thống máy tính làm hỏng toàn bộ máy tính, virus máy tính có thể phá hủy toàn bộ dữ liệu đã lưu trong cả năm trời… Và khó mà lường trước được các sự cố kiểu này. Khi đó sao lưu dự phòng đôi khi là phương cách duy nhất có thể giúp phục hồi lại những thông tin đã mất.
2)Mô tả các giải pháp sao lưu dự phòng dữ liệu
Mục đích của sao lưu dự phòng là sao chép hệ thống tập tin hoặc một phần của hệ thống tập tin vào một phương tiện lưu trữ khác để sau này khi có sự cố trên hệ thống lưu trữ chính, ta có thể dùng các bản sao dự phòng cho việc phục hồi lại hệ thống tập tin cũ. Việc sao lưu dự phòng có thể được lên lịch để thực hiện tự động, định kỳ bởi hệ thống máy tính hoặc được thực hiện hàng ngày bởi người quản trị bằng cách sử dụng các phương tiện sao lưu và các phần mềm tiện ích.
a) Phương tiện sao lưu dự phòng:
trên hầu hết các hệ thống máy tính, phương tiện dùng để sao dự phòng là băng từ, đĩa cứng, đĩa cứng thứ cấp có thể tháo rời, hệ thống đĩa cứng, đĩa quang hoặc thậm chí đĩa mềm. Việc quyết định chọn thiết bị lưu trữ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục đích sử dụng hệ thống, độ lớn của dữ liệu, yêu cầu về thời gian phục hồi thông tin, mức độ sao lưu...
Đĩa mềm: Trên một số hệ thống, người ta chỉ cần sao lưu thông tin cài đặt và cấu hình. Một ví dụ của hệ thống như vậy là các máy chủ làm chức năng “bức tường lửa” chạy hệ điều hành dựa trên nền Linux. Trên các máy chủ này, yếu tố bảo mật là ưu tiên hàng đầu. Do đó, dữ liệu duy nhất mà người quản trị mạng quan tâm là các thông tin cài đặt và cấu hình hệ thống mà họ đã phảI mất nhiều ngày để chỉnh sửa. Một vài hệ thống cho phép sao lưu toàn bộ thông tin cấu hình trong một tập tin duy nhất. Khi có sự cố trên máy chủ, người quản trị mạng có thể dùng tập tin đã sao dư phòng để phục hồi toàn bộ thông tin cấu hình, trên máy chủ mớI, trong vòng vài phút. Đối với các hệ thống này, tất cả những gì người quản trị mạng cần cho việc sao dự phòng là đĩa mềm. Nói chung, đối với các tập tin nhỏ, dùng đĩa mềm là không chê vào đâu được.
Đĩa quang: Một loại thiết bị nữa cũng đáng được quan tâm cho việc sao dư phòng là các ổ đĩa quang: CDROM Recordable, DVD-R chỉ ghi được một lần; CDRW, DVD-RAM, DVD+RW, DVD-RW ghi lạI được nhiều lần; Magneto-Optical (MO). Ưu điểm nổi bật của chúng là không nhạy cảm với từ trường và có thể giữ được lâu. Một khía cạnh khác cũng cần được xem xét là dung lượng lưu trữ. Một đĩa CDROM có thể lưu được 650MB dữ liệu. Đĩa DVD có thể ghi được trên cả hai mặt đĩa. Mỗi mặt lưu được 4.7GB, tương đương 7 đĩa CDROM, hoặc 14 đĩa CDROM nếu cả ghi trên cả 2 mặt. Cũng nên chú ý đến số lần ghi lại được đối vớI lọai đĩa này: 1000 – 10000 lần.
Đĩa cứng: Hệ thống sao lưu dùng đĩa cứng cung cấp khả năng sao lưu và phục hồi thông tin nhanh nhất. Sao lưu dùng đĩa cứng là giải pháp được chọn ở những nơi mà yêu cầu về thời gian phục hồi thông tin là ưu tiên hàng đầu. Những hệ thống như vậy bao gồm các hệ thống đặt chổ ở khách sạn tòan cầu, các sân bay, hệ thống rút tiền tự động ATM, các hệ thống đặt hàng trực tuyến…Và tất nhiên đây là hệ thống sao lưu đắt tiền nhất. Có thể chọn cách gắn thêm đĩa cứng vào máy chủ hoặc dùng một hệ thống đĩa dành riêng, độc lập với hệ thống máy chủ, cho công việc sao lưu. Có thể dễ dàng nhận ra ưu điểm của hệ thống sao lưu dùng hệ thống đĩa dành riêng:
-
Độc lập với hệ thống máy chủ. Việc nâng cấp một máy chủ, hư hỏng xảy ra trên một máy chủ nào đó trên mạng máy tính không làm ảnh hưởng đến hệ thống lưu dự phòng - Hệ thống sao lưu là sẳn sàng cho việc sao lưu từ các máy khác trong toàn bộ mạng.
-
Dung lượng và số lượng đĩa không bị hạn chế như đối với cách dùng đĩa gắn trong khi mà không gian bên trong cho việc lắp thêm đĩa cứng hoặc các slot để gắn thêm cạc điều khiển đĩa là có hạn.
-
Khả năng chịu đựng sai sót của hệ thống đĩa được cung cấp thông qua việc áp dụng công nghệ DISK ARRAY. Có thể nghĩ nó như một hệ thống sao lưu dư phòng tự động, trực tuyến. Disk Array bao gồm hai hay nhiều đĩa cứng và hệ thống điều khiển, dùng phần cứng hoặc phần mềm. Tùy theo công nghệ được áp dụng, người ta chia hệ thống quản lý này thành nhiều cấp độ được biết đến như là “các cấp độ RAID”. Trên thực tế, có một số cấp độ RAID được dùng phổ biến là RAID 0, RAID 1 và RAID 5. Công nghệ DISK ARRAY thêm một mức bảo vệ dữ liệu nữa vào hệ thống nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn việc lưu dự phòng bằng cách dùng các phương tiện khác.
Ổ băng từ: Cho tới nay, phương tiện sao lưu dự phòng phổ biến nhất vẫn là băng từ. Phương pháp dùng băng từ là an toàn, tin cậy, dễ dùng và có giá thành tương đối thấp. Để tăng dung lượng lưu trữ và tốc độ chuyển dữ liệu, người ta thường áp dụng các kỹ thuật nén dữ liệu. Tỷ lệ nén dữ liệu thường được áp dụng thường là giữa 2:1 và 4:1. Bảng sau đây so sánh dung lượng và tốc độ chuyển dữ liệu của 5 loại ổ băng từ.
|
DDS/DAT |
DLT |
SDLT |
Ultrium/LTO |
AIT 3 |
Dung lượng
Chưa nén |
4 -160GB |
40GB |
110-160GB |
100-1500GB |
100GB |
Tốc độ |
lên tới 24MB/s |
10– 21GB/giờ |
39.6GB/giờ |
lên tới 140 MB/s |
43.2GB/giờ |
Chúng ta sẽ xem xét đặc tính của một số loại ổ cùng với các chuẩn định dạng băng từ:
-
DDS/DAT: DAT là dạng viết tắt của Digital Audio Tape, một chuẩn định dạng âm thanh trên băng có độ rộng 3.81mm. DDS – Digital Data Storage (cũng được gọi là băng 4mm) được phát triển dựa trên chuẩn DAT nhưng dành là định dạng cho dữ liệu máy tính. Tuy vậy, nhiều người vẫn tiếp tục gọi ổ DDS là “ổ DAT” và kiểu gọi này vẫn phổ biến cho tới nay.
|
DDS |
DDS-2 |
DDS-3 |
DDS-4 |
DDS-5 |
DAT-160 |
DAT-320 |
Dung lượng
Chưa nén |
2GB |
4GB |
12GB |
20GB |
36GB |
80GB |
160GB |
Tốc độ |
183KB/s |
360-720KB/s |
0.75-1.5MB/s |
1-3MB/s |
6.4 MB/s |
13.8 MB/s |
24MB/s |
Tất cả các ổ DDS đều có thể đọc được các băng từ được tạo bởi 2 công nghệ DDS trước nó. Ví dụ: ổ HP Surestore DAT40 dùng định dạng DDS-4 nhưng có thể đọc và viết tới các băng từ có định dạng DDS-2 và DDS-3.
-
DLT/SDLT: Các sản phẩm DLT đầu tiên được giới thiệu vào năm 1985 bởi DEC và ngày càng trở nên phổ biến. Công nghệ SDLT được Quantum tập trung phát triển trong nổ lực để cung cấp một dòng sản phẩm hiệu suất cao hơn. Cả hai lọai được biết tới như những dòng sản phẩm cao cấp, tốc độ cao và đắt tiền. DLT1 và DLT vs80 cũng được giới thiệu để đáp ứng đòi hỏi của những người dùng cần một công nghệ cho tốc độ cao, dung lượng lớn nhưng có giá thành chấp nhận được.
-
AIT: So sánh với DLT va SDLT, AIT cho tốc độ cao hơn nhưng có giá thành thấp hơn tính trên 1MB dữ liệu. AIT dùng bộ điều khiển đĩa Fast-Wide SCSI cho phép tốc độ đạt đến 86GB/giờ nếu áp dụng tỷ lệ nén 2:1. Các ổ AIT 35GB, 50GB, 100GB có tốc độ tải dữ liệu tương ứng là 3MB/s, 6MB/s, 12MB/s. Áp dụng tỷ lệ nén 2:1 trên các ổ này, chúng ta có thể nâng dung lượng của chúng lên tới 70GB, 100GB, 200GB với tốc độ chuyển dữ liệu tương ứng là 6MB/s, 12MB/s, 24MB/s.
- Ultrium/LTO: HP, IBM và Seagate đã quyết định phát triển một định dạng mới có các đặc tính kỹ thuật vượt trội so với các định dạng băng từ hiện tại. Có 4 định dạng đã được định nghĩa hứa hẹn một dung lượng lên tới 1500GB với tốc độ tải dữ liệu là 160MB/s. Người ta cũng dự kiến lịch trình phát hành các sản phẩm này như sau:
b) Bảo quản phương tiện lưu trữ và sao lưu. Việc cất giữ các thiết bị sao lưu ở đâu chắc hẳn đã làm nhiều quản trị viên hệ thống thấm thía sau sự cố hỏa họan tại trung tâm thương mại ITC. Đối với các hệ thống quan trong thì việc cất giữ các băng từ lưu dư phòng ở một địa điểm khác, cách xa hệ thống máy chính là một ý hay. Cách cất giữ này giúp phục hồi lại được dữ liệu trong trường hợp gặp phải tai nạn thãm khốc như hoản hoạn, lũ lụt. Cũng nên lưu ý đến việc cất giữ các băng từ cách xa khu vực có từ trường mạnh như TV, loa, modem, điện thọai…
c) Phần mềm quản lý sao lưu và phục hồi lại dữ liêu đã sao lưu
Trong phần trên, chúng tôi đã giới thiệu một số các thiết bị cũng như một số công nghệ đang được nghiên cứu, phát triển nhằm tăng dung lượng và tốc độ của các hệ thống sao lưu dự phòng. Chúng cung cấp các phương tiện cần thiết và hiệu quả cho mục đích bảo vệ dữ liệu các hệ thống thông tin ngày nay.
Tuy vậy, việc triển khai các giải pháp sao lưu dự phòng và phục hồi dữ liệu không phải lúc nào cũng được thực hiện tốt ngay cả đối với các nhà quản trị mạng lâu năm. Điều tưởng chừng đơn giản nhưng thường bị bỏ qua nhất, là việc bỏ qua giai đoạn kiểm tra kết quả sao lưu. Hậu quả là khi các file dữ liệu bị hỏng, bạn không thể phục hồi lại bản copy của chúng từ hệ thống sao lưu. Nói cách khác, việc sao lưu không thể được coi như đã kết thúc nếu quá trình kiểm tra kết quả sao lưu bị bỏ qua.
Nhiều nhà quản trị mạng tin tưởng vào khả năng “kiểm tra trước khi viết” (test-first-before-write) mà hầu hết các chương trình sao lưu có cung cấp. Khả năng tư động kiểm tra xem dữ liệu có bị hỏng hay không trước khi thực hiện sao lưu là vô cùng hưu ích nhưng nó cũng không thông minh đến nỗi xem một file bị nhiễm virus máy tinh như một file đã bị hỏng. Chả ích gì khi sao dự phòng dữ liệu đã bị hỏng bởi virus. Như vậy, phòng chống virus máy tính cũng là một khía cạnh hết sức quan trọng trong việc bảo vệ thông tin trong hệ thống máy tính.
Thực tế, một hệ thống sao lưu dự phòng chỉ hữu ích khi được lên lịch sao lưu và kiểm tra thường xuyên, định kì. Phục hồi thử dữ liệu đã sao lưu một cách định kỳ cũng phải được bao gồm trong quá trình kiểm tra. Thay vì tự hỏi: “Tôi đã sao lưu dữ liệu chưa”, người quản trị mạng có kinh nghiệm thường tự hỏi: “Lần sao lưu cuối cùng hữu ích là khi nào?”
Cuốí cùng, khả năng quản lý dữ liệu đã lưu dự phòng cũng là một kỹ năng tối cần thiết trong việc bảo vệ dữ liệu. Việc quản lý dữ liệu này thường được đề cấp tới dưới hai khía cạnh:
-
Vật lý: bao gồm việc bảo quản thiết bị và các phương tiện chứa như băng từ, đĩa CD-RW…. như đã được nói tới ở trên . Việc sắp xếp, phân loại các phương tiện chứa một cách khoa học sẽ hữu ích cho việc phục hồi lại dữ liệu từ các phương tiện lưu dự phòng
-
Logic: dữ liệu nào đã lưu dư phòng và lưu trong băng từ hoặc đĩa CD-RW nào? Phương pháp nào đã được chọn để lưu dự phòng hằng ngày?
Thông thường, người ta quản lý dữ liệu đã lưu dự phòng bằng cách dùng các phần mềm tiện ích chuyên dụng. Một phần mềm sao dự phòng tốt phải bao gồm các chức năng cho phép người sử dụng hình dung, quản lý và tìm lại được chính xác dữ liệu cần tìm trong toàn bộ khối dữ liệu đã sao lưu. Như vậy, việc chọn đúng phần mềm sao lưu phù hợp với yêu cầu cũng vô cùng quan trọng. Các chương trình sao dự phòng thường bao gồm hầu hết các chức năng cơ bản, dầu vậy các chức năng bổ sung thường được bán riêng như một tùy chọn. Việc chọn mua đúng các chức năng tùy chọn này cũng giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư. Quyết định chọn mua thêm tùy chọn nào phụ thuộc vào cấu trúc và các ứng dụng trên mạng nội bộ. Chúng ta cũng có thể quyết định chọn dùng các phần mềm sao lưu miễn phí. Chúng khá hữu ích tuy danh sách phần cứng tương thích là khá hạn chế
3) Mô Hình Ứng Dụng Phổ Biến
|
Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
|